Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp phân chia di sản thừa kế là một loại hình tranh chấp khá phổ biến ở nước ta. Vậy việc giải quyết tranh chấp phân chia di sản được thực hiện như thế nào?. Bài viết này công ty luật Hồ Gia – Phú Thịnh sẽ hướng dẫn bạn trình tự, thủ tục giải quyết.

Di sản thừa kế là gì? 

Theo đó chúng ta có thể hiểu di sản thừa kế là tài sản của người chết (người để lại di sản thừa kế) để lại cho người khác sau khi người để lại di sản chết, di sản thừa kế bao gồm:

– Tài sản riêng của người chết;

– Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản thừa kế được chia như thế nào? 

Có 2 hình thức phân chia di sản thừa kế do người chết để lại:

– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624)

Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649)

Ai là người được hưởng di sản do người chết để lại ?

Đối với câu hỏi này sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

1. Đối với di sản của người chết để lại mà trước khi chết người này có để lại di chúc và di chúc để lại đó là hợp pháp thì người được người mất chỉ định là người được hưởng di sản sau khi người mất qua đời, thì người được chỉ định đó là người được hưởng di sản.

2. Đối với trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc được lập không hợp pháp thì lúc này phần di sản của người chết để lại sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Những người được hưởng di sản của người chết là những người thừa kế theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Có những dạng tranh chấp thừa kế nào?

Loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp về chia di sản thừa kế. Loại tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.

Loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.

Loại tranh chấp thứ ba: Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của đương sự.

Loại tranh chấp thứ tư: Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

Ai là người có Quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế.

Để khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, trước hết cần xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định, có hai hình thức thừa kế là: Thừa kế theo di chúc, và thừa kế theo pháp luật.

Người có quyền thừa kế theo di chúcLà người được chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản do người chết để lại.

Người có quyền thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế

Theo quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 38 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện,

Trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế có yêu cầu hủy các quyết định cá biệt của cấp huyện thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015:

“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.

 

TRÊN ĐÂY LÀ TOÀN BỘ NỘI DUNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

MỌI Ý KIẾN THẮC MẮC XIN QUÝ ĐỘC GIẢ LIÊN HỆ LUẬT SƯ SƠN: 0961666494 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Tư vấn lập di chúc năm 2024

Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai tại Nghệ An

Góc nhìn của Luật sư về việc một thửa đất bán cho nhiều người