Nhiều người trong chúng ta có thể thắc mắc, Giám Hộ và Đại Diện Khác và giống nhau như nào?. Bài viết sau đây Công ty luật Hồ Gia – Phú Thịnh sẽ cùng phân biệt Giám hộ và Đại Diện.
Nội dung chính
Về bản chất
Giám hộ và đại diện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Còn đại diện là nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, vì lợi ích của người được đại diện.
Khái Niệm
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 46 BLDS 2015).
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 74 BLDS 2015).
Đối tượng
Giám hộ: Người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.
Đại diện: Cá nhân khác, pháp nhân khác.
Căn cứ xác lập
Giám hộ
- Đối với người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí tại thời điểm yêu cầu
- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Đối với giám hộ đương nhiên thì cho dù không đăng ký dám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ
Đại diện
- Theo ủy quyền giữa người giám hộ và người được giám hộ
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
Chấm dứt quan hệ
Giám hộ
- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Người được giám hộ chết
- Cha mẹ của người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi
Đại diện
Theo ủy quyền:
- Thời hạn ủy quyền đã hết
- Theo thỏa thuận
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành.
- Một bên chết (cá nhân), hoặc là một bên chấm dứt hợp đồng (pháp nhân)
- Người đại diện không còn đủ điều kiện tại Khoản 3 Điều 134 BLDS 2015
Theo pháp Luật:
- Người được đài diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục
- Người được đại diện là cá nhân chết
- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
- Căn cứ khác theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan
BÀI VIẾT KHÁC
Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Hà Đông
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật mới nhất
Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2024
Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp