Khi ly hôn ai là người có quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

Trong cuộc sống, không phải bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có thể chung sống hạnh phúc với nhau. Khi các bên trong quan hệ vợ, chồng thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có thể thuận tình hoặc một bên có thể đơn phương ly hôn. Vậy Khi ly hôn ai là người có quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

I. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Khi cuộc sống hôn nhân xảy ra nhiều vấn đề mà chỉ người trong cuộc mới hiểu, vợ, chồng không còn hạnh phúc, hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích hôn nhân không đạt được, thì vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

II. Ai là người có quyền nuôi con dưới dưới 3 tuổi? 

2.1. Người trực tiếp nuôi con dưới dưới 3 tuổi

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

2.2. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con dưới 3 tuổi sau khi ly hôn được quy định như thế nào

+ Được yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng cho con

+ Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con và thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình

+ Không được phép cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (trừ trường hợp quy định khác)

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.3 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;

+ Có quyền thăm nom con mà không ai được quyền cản trở.

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

III. Kết Luận

Như vậy người mẹ sẽ là người được giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng con trong trường hợp vợ, chồng ly hôn mà con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào tòa án cũng sẽ giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ nuôi. Điều này còn phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của vợ chồng và lợi ích của người con mà Tòa án có thể xem xét quyết định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 

Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc dành quyền nuôi con khi ly hôn. Qúy độc giả xin vui lòng liên hệ: 0961666494 – Ls Sơn để được tư vấn.

Một số bài viết liên quan: 

Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn