Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn

Trong đời sống hiện đại Ly hôn không phải là chuyện hiếm gặp. “Khi vợ chồng thường xuyên xảy ra tranh chấp, cải vả, thậm chí tình trạng bạo lực gia đình diễn ra thường xuyên” thì việc một bên trong quan hệ vợ chồng thực hiện thủ tục khởi kiện ra tòa án để yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt tình trạng hôn nhân là chuyện xảy ra tất yếu, ở bài viết dưới đây Công luật Hồ Gia – Phú Thịnh sẽ hướng dẫn quý độc giả thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014;
  • Nghị định 126/2014 nghị định Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân gia đình.

1. Đơn phương ly hôn là gì?

Đơn phương li hôn có thể được hiểu là một bên vợ hoặc chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định.

2. Các trường hợp đơn phương ly hôn?

+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

+ Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

+ Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Cơ quan giải quyết việc đơn phương ly hôn

Theo quy định tại Điều 28, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự   thì tòa án cấp quận, huyện, thị xã là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đơn phương lý hôn khi có yêu cầu (trừ trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài).

4. Thủ tục, hồ sơ cho vụ việc đơn phương ly hôn 

Các bước khi khởi kiện yêu cầu li hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn như sau:

  • Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả xử lý đơn;
  • Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
  • Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.

5. Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện cho thủ tục đơn phương ly hôn như sau: 

  • Đơn xin ly hôn theo mẫu (Có sẵn tại bộ phận nhận đơn khởi kiện của tất cả các tòa án);
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
  • Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực; nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao; nếu có)…

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thủ tục khởi kiện ly hôn. Qúy độc giả xin vui lòng liên hệ: 0961666494 – Ls Sơn để được tư vấn.

 

MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ THAM KHAM KHẢO THÊM MỘT SỐ BÀI VIẾT KHÁC

Khi một người xâm phạm đến tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Góc nhìn của Luật sư về việc một thửa đất bán cho nhiều người